Văn khấn mùng 3 Tết 2023 Quý Mão – Hoatieu.vn

Mời các bạn xem thêm danh sách tổng hợp Văn khấn mùng 3 tết nhâm dần hay nhất
Mùng 3 Tết thường được chọn là ngày con cháu làm lễ tiễn ông bà tổ tiên sau khi đã mời gia tiên về dự 3 ngày Tết vừa qua. Sau đây là Văn khấn mùng 3 Tết 2023 Quý Mão, mời các bạn tham khảo.
Cúng mùng 3 Tết là một phong tục lâu đời của người Việt nhằm tiễn đưa ông bà, tổ tiên và các vị thần tiên trở lại cõi âm sau 3 ngày Tết. Đây là một nghi thức quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Văn khấn mùng 3 Tết 2023 Quý Mão như thế nào? Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết ra sao? Ý nghĩa của việc cúng mùng 3 Tết? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để có câu trả lời nhé.
1. Ý nghĩa của việc cúng mùng 3 Tết?
Cúng mùng 3 Tết hay còn gọi là lễ hóa vàng là một nghi thức quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Theo phong tục từ bao đời nay, cứ vào ngày 29-30 Tết, người Việt sẽ làm lễ cúng mời ông bà, tổ tiên và các vị thần linh về ăn tết cùng gia đình. Sau đó đến mùng 3 Tết sẽ làm lễ cúng để tiễn đưa ông bà tổ tiên về lại cõi âm.
Xem thêm: Tết Này, Bạn Không Nên Bỏ Qua Những Món Chay Dưới Đây
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, mà lễ hóa vàng có thể được thực hiện vào mùng 4 hoặc mùng 5. Tuy nhiên hóa vàng vào mùng 3 vẫn là đúng truyền thống nhất.
2. Mâm cúng hoá vàng mùng 3 Tết gồm những gì?
Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.
Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.
Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Xem thêm: Đề tài Thơ: “Tết đang vào nhà”
Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.
Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
Xem thêm: Những bộ phim chiếu rạp tết 2019 – Bnews.vn
3. Văn khấn mùng 3 Tết 2022
4. Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết
Ghi chú:
Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.