Tại sao

Bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Rate this post

Mời các bạn xem thêm danh sách tổng hợp Tại sao bị tiêu chảy Tốt nhất

Sau khi nghe mô tả về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, hỏi về các loại thuốc bạn đang sử dụng và có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm đó gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) có thể giúp cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân: Bạn có thể cần lấy mẫu phân theo hướng dẫn để bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi và tìm các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh.
  • Nội soi đại tràng: Trong thủ thuật này, dụng cụ là một ống mảnh, dài, có gắn đèn và máy thu hình nhỏ ở đầu để luồn vào trong trực tràng đến đại tràng. Từ đó, hình ảnh bên trong của cơ quan này được ghi lại và cho phép bác sĩ nhìn thấy những tổn thương tại đây. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Các cách điều trị bệnh tiêu chảy

Hầu hết trường hợp tiêu chảy đều tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị bằng thuốc. Nếu bạn đã thử các cách khắc phục tại nhà mà không thấy hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Bù nước và điện giải

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị bệnh tiêu chảy kể cả ở người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn, cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho người lớn là bạn có thể uống nước trái cây hay pha bột thuốc bổ sung nước và điện giải (như oresol). Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng nước gạo rang có thể giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả và phương pháp dùng nước gạo rang chữa tiêu chảy đã được áp dụng từ rất lâu.

Xem thêm: Thường xuyên bị chuột rút bắp chân, phải làm sao? – Vinmec

Đối với trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải đúng cách để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.

uống nước

Thuốc kháng sinh

Nhiều người thường thắc mắc thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc đau bụng đi ngoài là thuốc gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, việc dùng thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng. Do đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy để sử dụng đúng loại thuốc giúp cầm tiêu chảy là rất quan trọng.

Xem Thêm:   Vì Sao Cá Voi Được Xếp Vào Lớp Thú? - Webtretho

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Các biện pháp tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy

Xem thêm: Nguyên nhân tại sao râu mọc nhanh – Hello Bacsi

Để đối phó và giảm nhẹ các triệu chứng cho đến khi tình trạng này hết hoàn toàn, bạn có thể thử áp dụng các cách sau:

  • Uống nhiều nước, nước trái cây hay nước hầm canh. Tránh uống thức uống có caffeine hay cồn.
  • Bị bị tiêu chảy nên ăn gì hay bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì? Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn các thực phẩm có kết cấu hơi rắn và hạn chế ăn nhiều chất xơ cho đến khi nhu động ruột trở về bình thường. Hãy thử ăn các loại bánh quy, bánh nướng, trứng gà, thịt gà và cơm.
  • Tránh ăn các thực phẩm từ sữa, giàu chất béo hay giàu chất xơ trong vài ngày.
  • Sử dụng một số thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn như loperamid, bismuth subsalicylate có thể giúp giảm số lần đi ngoài và kiểm soát một số triệu chứng nghiêm trọng.
Xem Thêm:   Tại sao con gái phải mặc áo ngực? - ELLY

Tuy nhiên, một số trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có thể trở nên tệ hơn khi dùng thuốc cầm tiêu chảy. Lý do là vì loại thuốc này ngăn cho cơ thể đào thải những tác nhân gây bệnh tiêu chảy ra ngoài. Hơn nữa, các thuốc này không phải lúc nào cũng có thể sử dụng an toàn cho trẻ em. Do đó, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn dùng các thuốc cầm tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm men vi sinh để khôi phục lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, cách này chưa chắc có thể giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy.

Những biến chứng do bệnh tiêu chảy

Biến chứng đáng lo ngại nhất của tiêu chảy là mất nước. Tình trạng đó có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Nếu thấy có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

Xem thêm: Nhìn lại 5 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất và cảnh báo lần thứ 6

Dấu hiệu mất nước ở người lớn gồm:

  • Cảm thấy khát nước quá mức
  • Khô miệng hoặc khô da
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Tiểu ít hoặc vô niệu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Mệt mỏi.
Xem Thêm:   Tại sao máy lạnh không lạnh và cách khắc phục thế nào?

Các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Tã không ướt trong hơn 3 giờ
  • Khô miệng và lưỡi
  • Sốt cao (39ºC)
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Buồn ngủ, không có phản xạ hoặc khó chịu, quấy khóc
  • Lõm da ở vùng bụng, mắt hoặc má

Các cách giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

<a target=

Việc duy trì thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách là phương pháp phòng ngừa sự lây lan của tác nhân gây tiêu chảy hiệu quả nhất. Bạn nên tập các thói quen sau:

  • Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sử dụng nhà vệ sinh, thay tã cho trẻ nhỏ, hắt hơi, ho hay xì mũi hoặc chăm sóc người bệnh.
  • Rửa tay với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô có gốc cồn với độ cồn ít nhất là 60º.

Tiêu chảy du lịch cũng thường xảy ra khi bạn đi đến những quốc gia/vùng lãnh thổ có điều kiện vệ sinh kém và ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay virus. Tránh ăn thực phẩm chưa được nấu chín hay các sản phẩm từ sữa tươi. Hãy luôn đảm bảo quy tắc “ăn chín, uống sôi” để hạn chế bị tiêu chảy hay nhiễm trùng đường ruột.

Phương Anh

Xin Chào mình là Huyền Anh, Mình chịu trách nhiện sản xuất nội dung trên website: Thcsthaivanlung.edu.vn, rất vui mang lại những thông tin hữu ích đến mọi người. Thay mặt Trường Thcs thái văn lung chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích nhất.

Related Articles

Back to top button