Lớp 9

Các biện pháp tu từ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 – Hoc360.net

Rate this post

Mời các bạn xem thêm danh sách tổng hợp Các tác dụng biện pháp tu từ ngữ văn 9 Tốt nhất

Các biện pháp tu từ

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1.Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là những cách phối hợp các phương tiện ngôn ngữ để tạo hiệu quả cho hoạt động của từ; làm cho lời hay, ý đẹp, có sức biểu cảm, nâng cao hiệu quả diễn đạt và giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.

Ví dụ: Để diễn đạt ý: “mặt trời đang lên trên đỉnh núi”, nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng cách nói tu từ: bác mặt trời đạp xe lên đỉnh núi.

2. Các biện pháp tu từ

3. So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

-Tác dụng của phép so sánh: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm, gợi tả cụ thể, chi tiết đặc điểm của sự vật, sự việc…

-Các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

4. Nhân hoá

Xem Thêm:   Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh - VietJack.com

Nhân hoá là gọi hoặc tả cây cối, con vật, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm chọ thế giói loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con ngưòi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ:

Xem thêm: Unit 4 lớp 9: Communication | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Anh 9 mới

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

Tác dụng của phép nhân hoá: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm. Cảnh vật, sự vật vô tri vô giác được nhân hoá trở nên gần gũi, thân thiết, có tâm hồn…

-Các kiểu nhân hoá: dùng những từ chỉ hoạt động, suy nghĩ, tình cảm của

con người để chỉ hoạt động của sự vật; dùng nhũng từ vốn gọi người để gọi vật;

trò chuyện, xưng hô vói vật như vói người.

5. Ấn dụ

Ấn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

-Tác dụng của phép ẩn dụ: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm cao, tăng tính hình tượng cho lời văn; gợi những liên tưởng thú vị, sâu sắc.

Xem Thêm:   Mua Bán Đất Võ Văn Hát, Quận 9 (TP. Thủ Đức) Giá Tốt, Vị Trí Đẹp

-Các kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

6. Hoán dụ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ:

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Xem thêm: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn (15 mẫu)

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

-Tác dụng của phép hoán dụ: làm cho lời văn sinh động, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng vào đặc điểm, dấu hiệu… của sự vật.

-Các kiểu hoán dụ: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

7. Điệp ngữ

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại một từ, một cụm từ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là điệp ngữ. Ví dụ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ố trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa)

-Tác dụng của phép điệp ngữ: làm cho lời văn sinh động, giàu nhịp điệu, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng cho ý cần diễn đạt.

Xem Thêm:   Bài 64 trang 92 SGK Toán 9 Tập 2 - VietJack.com

-Các dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

8. Chơi chữ

-Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị. Ví dụ:

Xem thêm: Unit 4 lớp 9: Looking back | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Anh 9 mới

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

(Ca dao)

-Tác dụng của phép chơi chữ: làm cho lời văn sinh động, giàu ý nghĩa, dí dỏm, sâu sắc. Choi chữ được dùng trong cuộc sống, trong văn thơ, trong câu đối, câu đố.

-Các lối chơi chữ thường gặp: dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm; đùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

-Nói giảm, nói tránh

-Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ: Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. (An-đéc-xen)

-Tác đụng của phép nói giảm, nói tránh: làm cho lời văn lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng.

-Các cách nói giảm, nói tránh: nói vòng, nói trống, dùng từ đồng nghĩa…

Xem Thêm:   Soạn bài Sang thu (chi tiết) | Soạn văn 9 chi tiết - Loigiaihay.com

9. Nói quá

-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành. (Nguyễn Du)

-Tác dụng của phép nói quá: làm cho lời văn sinh động, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng cho ý cần diễn đạt.

-Cần phân biệt nói quá vói nói khoác, nói dối.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm

Luyện tập hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp

Phương Anh

Xin Chào mình là Huyền Anh, Mình chịu trách nhiện sản xuất nội dung trên website: Thcsthaivanlung.edu.vn, rất vui mang lại những thông tin hữu ích đến mọi người. Thay mặt Trường Thcs thái văn lung chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích nhất.

Related Articles

Back to top button